Con bài chiến lược của LG trong năm nay, LG G2 đã ra mắt vào tuần qua cùng với nhiều tính năng thú vị trong đó có GRAM.
Ngoài những tính năng thời thượng phải kể đến như chipset Qualcomm Snapdragon 800, màn hình hiển thị True HD-IPS+LCD 5.2-inch hay GPU Adreno 330 mạnh mẽ, LG G2 còn đi kèm với một “cái gì đó” được gọi là Graphic RAM (GRAM), vậy GRAM là gì? Theo LG, GRAM giảm mức “ngốn” năng lượng tiêu thụ của màn hình lên tới 26% trên một khung hình và tăng tổng thời lượng pin của thiết bị lên khoảng 10%.
Graphic RAM là tên mà LG sử dụng cho công nghệ được gọi là Panel Self Refresh. Công nghệ này đã xuất hiện cách đây vài năm, tuy nhiên đây là lần đầu tiên được áp dụng cho một thiết bị di động.
GPU thường gửi những tín hiệu video tới màn hình một cách liên tục theo một tốc độ cố định. Tốc độ này được gọi là tần số mành ( Refresh Rate ), và ít nhất là 60Hz. Nghĩa là GPU gửi nội dung hiển thị tới màn hình 60 lần/giây, thậm chí ngay cả khi hình ảnh không thay đổi. Ý tưởng phía sau PSR này là sẽ cắt nguồn cấp tới GPU và những mạch điện liên quan khi hiển thị khung hình tĩnh. Ví dụ khi bạn đọc file PDF , khung hình hiển thị đã nằm trong bộ nhớ Video (bộ đệm khung hình) để lưu trữ nội dung của lần cập nhật mới nhất (Refresh), máy tính sẽ tắt tất cả mạch video , và màn hình hiển thị sẽ lặp lại liên tục nội dung đã có trong Bộ đệm khung hình và chỉ thay đổi khi lại có nội dung mới được cập nhật , ví dụ như lúc bạn cuộn tài liệu để đọc.
GRAM tích hợp một bộ nhớ cache vào màn hình, được sử dụng cho việc hiển thị cùng một khung hình, lặp đi lặp lại mà không cần có sự điều khiển của GPU. Khi CPU và GPU nhận thấy không có gì thay đổi trong tín hiệu hiển thị phải gửi tới màn hình, các bộ phận này có thể được “tạm nghỉ”, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng sử dụng của thiết bị.
Tất nhiên, những quá trình kể trên chỉ diễn ra trong chớp mắt và người dùng sẽ không thể nhận ra bất kì khác biệt nào ngoài thời gian sử dụng thiết bị (có thể) sẽ được tăng lên đáng kể. Cần phải chú ý rằng, những gì nhà sản xuất quảng cáo vẫn chỉ là “quảng cáo”, hiệu quả thật sự của công nghệ này sẽ được Techz cập nhật nhanh nhất trong các bài đánh giá sắp tới.
Những điều cần biết về công nghệ GRAM trên LG G2
Theo TechZ.vn/XHTT
Đồng Việt
Không có điều gì tồn tại mãi mãi cho đến lúc bạn ngừng cố gắng! Một cậu học sinh trung học tràn đầy ước mơ và hoài bão!
PREVIOUS ARTICLE
Bài đăng Mới hơnNEXT ARTICLE
Bài đăng Cũ hơnBài viết cùng chuyên mục
Blogger
Blogger
Facebook - Comments
Facebook - Comments
Từ Khóa
Tổng số lượt xem trang
Những điều cần biết về công nghệ GRAM trên LG G2
Con bài chiến lược của LG trong năm nay, LG G2 đã ra mắt vào tuần qua cùng với nhiều tính năng thú vị trong đó có GRAM.
Ngoài những tính năng thời thượng phải kể đến như chipset Qualcomm Snapdragon 800, màn hình hiển thị True HD-IPS+LCD 5.2-inch hay GPU Adreno 330 mạnh mẽ, LG G2 còn đi kèm với một “cái gì đó” được gọi là Graphic RAM (GRAM), vậy GRAM là gì? Theo LG, GRAM giảm mức “ngốn” năng lượng tiêu thụ của màn hình lên tới 26% trên một khung hình và tăng tổng thời lượng pin của thiết bị lên khoảng 10%.
Graphic RAM là tên mà LG sử dụng cho công nghệ được gọi là Panel Self Refresh. Công nghệ này đã xuất hiện cách đây vài năm, tuy nhiên đây là lần đầu tiên được áp dụng cho một thiết bị di động.
GPU thường gửi những tín hiệu video tới màn hình một cách liên tục theo một tốc độ cố định. Tốc độ này được gọi là tần số mành ( Refresh Rate ), và ít nhất là 60Hz. Nghĩa là GPU gửi nội dung hiển thị tới màn hình 60 lần/giây, thậm chí ngay cả khi hình ảnh không thay đổi. Ý tưởng phía sau PSR này là sẽ cắt nguồn cấp tới GPU và những mạch điện liên quan khi hiển thị khung hình tĩnh. Ví dụ khi bạn đọc file PDF , khung hình hiển thị đã nằm trong bộ nhớ Video (bộ đệm khung hình) để lưu trữ nội dung của lần cập nhật mới nhất (Refresh), máy tính sẽ tắt tất cả mạch video , và màn hình hiển thị sẽ lặp lại liên tục nội dung đã có trong Bộ đệm khung hình và chỉ thay đổi khi lại có nội dung mới được cập nhật , ví dụ như lúc bạn cuộn tài liệu để đọc.
GRAM tích hợp một bộ nhớ cache vào màn hình, được sử dụng cho việc hiển thị cùng một khung hình, lặp đi lặp lại mà không cần có sự điều khiển của GPU. Khi CPU và GPU nhận thấy không có gì thay đổi trong tín hiệu hiển thị phải gửi tới màn hình, các bộ phận này có thể được “tạm nghỉ”, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng sử dụng của thiết bị.
Tất nhiên, những quá trình kể trên chỉ diễn ra trong chớp mắt và người dùng sẽ không thể nhận ra bất kì khác biệt nào ngoài thời gian sử dụng thiết bị (có thể) sẽ được tăng lên đáng kể. Cần phải chú ý rằng, những gì nhà sản xuất quảng cáo vẫn chỉ là “quảng cáo”, hiệu quả thật sự của công nghệ này sẽ được Techz cập nhật nhanh nhất trong các bài đánh giá sắp tới.
Ngoài những tính năng thời thượng phải kể đến như chipset Qualcomm Snapdragon 800, màn hình hiển thị True HD-IPS+LCD 5.2-inch hay GPU Adreno 330 mạnh mẽ, LG G2 còn đi kèm với một “cái gì đó” được gọi là Graphic RAM (GRAM), vậy GRAM là gì? Theo LG, GRAM giảm mức “ngốn” năng lượng tiêu thụ của màn hình lên tới 26% trên một khung hình và tăng tổng thời lượng pin của thiết bị lên khoảng 10%.
Graphic RAM là tên mà LG sử dụng cho công nghệ được gọi là Panel Self Refresh. Công nghệ này đã xuất hiện cách đây vài năm, tuy nhiên đây là lần đầu tiên được áp dụng cho một thiết bị di động.
GPU thường gửi những tín hiệu video tới màn hình một cách liên tục theo một tốc độ cố định. Tốc độ này được gọi là tần số mành ( Refresh Rate ), và ít nhất là 60Hz. Nghĩa là GPU gửi nội dung hiển thị tới màn hình 60 lần/giây, thậm chí ngay cả khi hình ảnh không thay đổi. Ý tưởng phía sau PSR này là sẽ cắt nguồn cấp tới GPU và những mạch điện liên quan khi hiển thị khung hình tĩnh. Ví dụ khi bạn đọc file PDF , khung hình hiển thị đã nằm trong bộ nhớ Video (bộ đệm khung hình) để lưu trữ nội dung của lần cập nhật mới nhất (Refresh), máy tính sẽ tắt tất cả mạch video , và màn hình hiển thị sẽ lặp lại liên tục nội dung đã có trong Bộ đệm khung hình và chỉ thay đổi khi lại có nội dung mới được cập nhật , ví dụ như lúc bạn cuộn tài liệu để đọc.
GRAM tích hợp một bộ nhớ cache vào màn hình, được sử dụng cho việc hiển thị cùng một khung hình, lặp đi lặp lại mà không cần có sự điều khiển của GPU. Khi CPU và GPU nhận thấy không có gì thay đổi trong tín hiệu hiển thị phải gửi tới màn hình, các bộ phận này có thể được “tạm nghỉ”, nhờ đó tiết kiệm được năng lượng sử dụng của thiết bị.
Tất nhiên, những quá trình kể trên chỉ diễn ra trong chớp mắt và người dùng sẽ không thể nhận ra bất kì khác biệt nào ngoài thời gian sử dụng thiết bị (có thể) sẽ được tăng lên đáng kể. Cần phải chú ý rằng, những gì nhà sản xuất quảng cáo vẫn chỉ là “quảng cáo”, hiệu quả thật sự của công nghệ này sẽ được Techz cập nhật nhanh nhất trong các bài đánh giá sắp tới.
Theo TechZ.vn/XHTT
Nhãn:
Máy Tính - Điện Thoại
Máy Tính - Điện Thoại
2013-08-12T02:58:00-07:00
2013-08-12T02:58:00-07:00
Loading...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào...Leave one now
Nhận Xét
- Cảm ơn đã ghé thăm blog
- Vui lòng để lại lời bình nếu có thắc mắc, góp ý.