Nhiều smartphone cao cấp biến mất dù mới ra mắt tại VN

2 Comments

Trường hợp của những sản phẩm như HTC 8X, Nokia Lumia 820 hay Sony Xperia ZL cho thấy, không phải smartphone cao cấp nào cũng được người dùng đón nhận.

Chớ ra điện thoại theo cặp

Từ bài học nhãn tiền của 2 mẫu điện thoại Nokia Lumia 820 và Sony Xperia ZL, nhiều người đã “mạnh dạn” đưa ra lời khuyên cho các hãng sản xuất: chớ ra điện thoại theo cặp tại Việt Nam. Điểm chung của Nokia Lumia 820 và Sony Xperia ZL là chúng đều “núp bóng” sau một model cao cấp hơn.

Với Nokia, Lumia 920 gần như đã thu hút mọi sự chú ý của tín đồ Windows Phone Việt. Hậu quả là Lumia 820 dù sở hữu cấu hình tốt và tính năng không thua kém nhiều so với “đàn anh” vẫn không đủ sức gây ấn tượng với người dùng.

Ở thời điểm hiện tại, giá bán của Lumia 820 ở mức 8 triệu đồng, thấp hơn khoảng 3 triệu so với thời đầu ra mắt. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng còn bán sản phẩm này không nhiều. Một số đơn vị bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động đã ngừng bán ra sản phẩm do doanh số thấp. Các cửa hàng nhỏ đều đã dừng bán từ lâu.

Với chiếc Xperia ZL, tình trạng còn thê thảm hơn nhiều. Model này đã bị “khai tử” chỉ sau khoảng 2 tháng xuất hiện trên thị trường (từ tháng 4/2013). Hiện tại, website của Sony đã không còn niêm yết sản phẩm này trong khi các cửa hàng cũng đã dừng bán. Cá biệt, có một số cửa hàng còn nhập về sản phẩm đúng một đợt duy nhất, sau đó dừng ngay vì không bán được hàng.

Nokia Lumia 820 (trên) và Sony Xperia ZL (dưới) - 2 mẫu smartphone "đàn em" xấu số.

Cũng giống như Lumia 820, Xperia ZL không thoát khỏi cái bóng quá lớn của siêu phẩm Xperia Z, mặc dù cấu hình của nó gần như tương đồng hoàn toàn. Thậm chí, model này còn có pin dung lượng lớn hơn và khả năng tối ưu hóa màn hình tốt hơn, qua đó giúp kích thước của nó trở nên nhỏ gọn, dễ cầm trên tay hơn. Ở thời điểm mới ra mắt, Xperia ZL có giá thấp hơn khoảng gần 2 triệu so với Xperia Z (14,7 triệu so với 16,5 triệu).

Lý giải cho hiện tượng này, chị Loan - cửa hàng trưởng một siêu thị di động trên phố Thái Hà (Hà Nội) cho biết, khách hàng có xu hướng “cố” bỏ thêm tiền để chọn mua sản phẩm tốt hơn, được quảng bá nhiều hơn thay vì mua sản phẩm được xem là “đàn em".

Đem con bỏ chợ

Đó là cụm từ hợp lý nhất dành cho chiếc HTC 8X - model từng được xem là đối thủ xứng tầm của Nokia Lumia 920. HTC 8X gần như đã biến mất khỏi bản đồ smartphone Việt từ khoảng vài tháng trước, mặc dù khi mới ra mắt, model này được rao bán với giá 13,8 triệu đồng.
Anh V., chủ một cửa hàng điện thoại lớn tại Hà Nội cho biết: “Với những model như 8X, tôi có cảm giác như hãng đã bỏ mẫu sau khi tung ra thị trường. Ngay sau khi bán ra, biết sản phẩm không thể cạnh tranh được với điện thoại Nokia, hãng cũng không có bất kỳ động thái nào như giảm giá hoặc chạy chương trình khuyến mại, truyền thông, do đó việc sản phẩm bị bỏ quên trên thị trường là điều dễ hiểu”.

Giá bán cao, nhà sản xuất không dành sự quan tâm đúng mực là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng loạt mẫu điện thoại vừa ra mắt chưa lâu đã bị khai tử. Có vẻ như, quy luật đào thải trên thị trường điện thoại Việt đang ngày càng trở nên khốc liệt.

Theo Thành Duy, Infonet

Blogger
Facebook - Comments

2 nhận xét...Leave one now

đẹp hoa cả mặt Share123.vn đã qua thăm blog của bạn nhé

Nhận Xét
- Cảm ơn đã ghé thăm blog
- Vui lòng để lại lời bình nếu có thắc mắc, góp ý.

Tổng số lượt xem trang

Nhiều smartphone cao cấp biến mất dù mới ra mắt tại VN

Trường hợp của những sản phẩm như HTC 8X, Nokia Lumia 820 hay Sony Xperia ZL cho thấy, không phải smartphone cao cấp nào cũng được người dùng đón nhận.

Chớ ra điện thoại theo cặp

Từ bài học nhãn tiền của 2 mẫu điện thoại Nokia Lumia 820 và Sony Xperia ZL, nhiều người đã “mạnh dạn” đưa ra lời khuyên cho các hãng sản xuất: chớ ra điện thoại theo cặp tại Việt Nam. Điểm chung của Nokia Lumia 820 và Sony Xperia ZL là chúng đều “núp bóng” sau một model cao cấp hơn.

Với Nokia, Lumia 920 gần như đã thu hút mọi sự chú ý của tín đồ Windows Phone Việt. Hậu quả là Lumia 820 dù sở hữu cấu hình tốt và tính năng không thua kém nhiều so với “đàn anh” vẫn không đủ sức gây ấn tượng với người dùng.

Ở thời điểm hiện tại, giá bán của Lumia 820 ở mức 8 triệu đồng, thấp hơn khoảng 3 triệu so với thời đầu ra mắt. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng còn bán sản phẩm này không nhiều. Một số đơn vị bán lẻ lớn như Thế Giới Di Động đã ngừng bán ra sản phẩm do doanh số thấp. Các cửa hàng nhỏ đều đã dừng bán từ lâu.

Với chiếc Xperia ZL, tình trạng còn thê thảm hơn nhiều. Model này đã bị “khai tử” chỉ sau khoảng 2 tháng xuất hiện trên thị trường (từ tháng 4/2013). Hiện tại, website của Sony đã không còn niêm yết sản phẩm này trong khi các cửa hàng cũng đã dừng bán. Cá biệt, có một số cửa hàng còn nhập về sản phẩm đúng một đợt duy nhất, sau đó dừng ngay vì không bán được hàng.

Nokia Lumia 820 (trên) và Sony Xperia ZL (dưới) - 2 mẫu smartphone "đàn em" xấu số.

Cũng giống như Lumia 820, Xperia ZL không thoát khỏi cái bóng quá lớn của siêu phẩm Xperia Z, mặc dù cấu hình của nó gần như tương đồng hoàn toàn. Thậm chí, model này còn có pin dung lượng lớn hơn và khả năng tối ưu hóa màn hình tốt hơn, qua đó giúp kích thước của nó trở nên nhỏ gọn, dễ cầm trên tay hơn. Ở thời điểm mới ra mắt, Xperia ZL có giá thấp hơn khoảng gần 2 triệu so với Xperia Z (14,7 triệu so với 16,5 triệu).

Lý giải cho hiện tượng này, chị Loan - cửa hàng trưởng một siêu thị di động trên phố Thái Hà (Hà Nội) cho biết, khách hàng có xu hướng “cố” bỏ thêm tiền để chọn mua sản phẩm tốt hơn, được quảng bá nhiều hơn thay vì mua sản phẩm được xem là “đàn em".

Đem con bỏ chợ

Đó là cụm từ hợp lý nhất dành cho chiếc HTC 8X - model từng được xem là đối thủ xứng tầm của Nokia Lumia 920. HTC 8X gần như đã biến mất khỏi bản đồ smartphone Việt từ khoảng vài tháng trước, mặc dù khi mới ra mắt, model này được rao bán với giá 13,8 triệu đồng.
Anh V., chủ một cửa hàng điện thoại lớn tại Hà Nội cho biết: “Với những model như 8X, tôi có cảm giác như hãng đã bỏ mẫu sau khi tung ra thị trường. Ngay sau khi bán ra, biết sản phẩm không thể cạnh tranh được với điện thoại Nokia, hãng cũng không có bất kỳ động thái nào như giảm giá hoặc chạy chương trình khuyến mại, truyền thông, do đó việc sản phẩm bị bỏ quên trên thị trường là điều dễ hiểu”.

Giá bán cao, nhà sản xuất không dành sự quan tâm đúng mực là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hàng loạt mẫu điện thoại vừa ra mắt chưa lâu đã bị khai tử. Có vẻ như, quy luật đào thải trên thị trường điện thoại Việt đang ngày càng trở nên khốc liệt.

Theo Thành Duy, Infonet

2 nhận xét:

Nhận Xét
- Cảm ơn đã ghé thăm blog
- Vui lòng để lại lời bình nếu có thắc mắc, góp ý.

Facebook

BẠN BÈ QUAN TÂM